“Yoga trong đời sống thường ngày” là một cuốn sách cô đọng nhưng đầy đủ về yoga – một khoa học về sức khỏe và thể hình, tập trung tư tưởng, định tâm, thanh thản… Sự pha trộn hài hòa giữa triết lý yoga với cách thực hành yoga hàng ngày nhằm vạch ra con đường dễ dàng và tự nhiên để mọi người, mọi lứa tuổi tự giữ gìn sức khỏe, đặng thêm một chút hương vị và sự trẻ trung cho cuộc sống mỗi người.
Trọng tâm của cuốn sách yoga là thực hành. Tất cả các yếu tố thể chất của yoga, phương pháp và kỹ thuật thực hiện các thế, các động tác được trình bày đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu và có ảnh minh họa.
Để giúp bạn đọc hiểu về Yoga, chúng ta điểm qua một số khái niệm quan trọng sau:
Yoga là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
Yoga là một phương pháp luyện tâm và luyện thân có nguồn gốc lâu đời. Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm về trước. Từ Yoga xuất phát từ chữ “Yuj” trong tiếng Phạn có ý nghĩa là “đoàn kết” , “tham gia”, “đính kèm”… Dựa trên ý tưởng tâm trí và thể xác của con người là một mà bộ môn Yoga này được phát triển nhằm giúp con người cải thiện thể chất, tinh thần, tâm tính.
Điều quan trọng chính yếu khi luyện tập bộ môn này đó chính là sự kỷ luật. Đối với nhiều người, Yoga có thể làm thay đổi thế giới quan của họ giúp tâm an, giảm căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống từ đó nâng cao sức khỏe.
Có những loại hình Yoga phổ biến hiện nay gồm những gì?
Có rất nhiều những loại hình Yoga. Mỗi một hình thức Yoga khác nhau lại tập trung và một khía cạnh khác nhau và mức độ khó của chúng cũng không hề giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các loại hình này đó chính là đều hướng tới mục đích cải thiện tinh thần và sức khỏe cho người luyện tập.
1. Hatha Yoga
Đây là loại hình Yoga phổ biến nhất hiện nay. Là sự kết hợp giữa 2 yếu tố cơ bản nhất trong yoga là hơi thở và tư thế (asana), Hatha yoga giúp căng tất cả các cơ trên cơ thể. Bạn có thể tập luyện Hatha Yoga bất kể lúc đứng, lúc nằm, ngồi hoặc ngay cả khi trồng cây chuối.
Loại hình yoga này giúp bạn kiểm soát hơi thở dễ dàng cho các cơ bắp thư giãn và mang lại hiệu quả tập trung cao độ.
2. Ashtanga Yoga
Loại hình này tập trung vào việc kiểm soát hơi thở, giúp điều hòa cơ thể cũng như tập trung tâm trí. Ashtanga Yoga đòi hỏi người tập phải thực hiện các asana liên tục.
3. Iyengar Yoga
Đây là loại hình thích hợp dành cho những “tân binh” khi vừa mới bắt đầu tìm hiểu và luyện tập bộ môn này. Các động tác chậm và chi tiết sẽ giúp người tập nhanh chóng bắt kịp với một bộ môn hoàn toàn mới.
4. Sivananda Yoga
Sivananda Yoga được hình thành dựa trên 5 nguyên tắc cốt lõi gồm: Tập thể dục đúng cách, tập thở đúng cách, chế độ ăn khoa học, tư duy tích cực và thiền, thư giãn đúng cách.
5. Bikram Yoga
Bikram Yoga còn được biết đến với cái tên “Yoga nóng”. Bạn sẽ phải ngồi trong căn phòng có nhiệt độ lên tới 40oC để tập luyện. Và không phải ai cũng có thể lựa chọn hình thức tập luyện này, nếu gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ, huấn luyện viên trước khi tham gia nhé.
6. Kundalini Yoga
Là loại hình Yoga thiên về việc luyện tập tinh thần. Kundalini Yoga tập trung vào hơi thở và thiền để giải phóng năng lượng cơ thể.
7. Power Yoga
Power Yoga là sự kết hợp giữa yoga và thể dục nhịp điệu. Đây được coi là hình thức khó nhất trong số các hình thức yoga hiện nay.
Yoga có tác dụng gì cho sức khỏe và làm đẹp?
1. Lợi ích của Yoga đối với tinh thần:
Tăng khả năng tập trung và bình tĩnh: Thông qua những tư thế asana, người tập sẽ được rèn luyện khả năng tập trung, bình tĩnh và điềm đạm hơn. Yếu tố thiền định trong yoga sẽ giúp người tập loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, trở nên tích cực hơn, tâm trí được bình an hơn.
Giảm stress: Khi tập luyện yoga, đòi hỏi bạn phải tập trung một cách tối đa. Chính vì thế, bạn sẽ có thể tạm gác lại những lo toan về cuộc sống hàng ngày. Khi tâm trí được thư giãn, sẽ giúp cho bạn có được sự thoải mái, nhẹ nhàng trong suy nghĩ. Tập luyện thường xuyên và lâu dài, sẽ là một cách hiệu quả để bạn có thể giảm thiểu căng thẳng stress.
2. Lợi ích của Yoga đối với sức khỏe
Nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật: Yoga mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe. Nó giúp cho cơ thể thêm dẻo dai, tăng sức bền cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Hoạt động của các hệ cơ quan như: Hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa… từ đó cũng được cải thiện đáng kể. Tập yoga thường xuyên, đều đặn còn giúp bạn đẩy lùi được một số căn bệnh như: Chữa bệnh mất ngủ, bệnh phổi, góp phần quan trọng trọng trị liệu bệnh thoái hóa khớp… Yoga giúp giảm các triệu trứng đau lưng, đau đầu, đau vai gáy, đau nhức các khớp…
Cải thiện vóc dáng: Với yoga, bạn có thể lựa chọn tập để ổn định vóc dáng, để giảm cân hoặc tăng cân tùy ý muốn. Với người gầy, yoga giúp tăng cường sự trao đổi chất, kích thích khí huyết lưu thông, cải thiện khả năng của hệ tiêu hóa từ đó giúp tăng cân hiệu quả bền vững. Với người mập, yoga giúp tiêu hao năng lượng thừa hiệu quả, song lại không gây đói hay thèm ăn. Bên cạnh đó cơ bắp cũng dẻo dai và săn chắc hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể dễ dàng thấy được rất nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu… lựa chọn yoga để duy trì dáng vóc.
Làm đẹp da, duy trì sự tươi trẻ: Đây chính là một đặc điểm khiến cho rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích và quyết tâm tập luyện bộ môn này. Bạn có biết, những tư thế asana rất có hiệu quả trong việc giúp khí huyết lưu thông từ đó giúp làn da được cải thiện hơn, săn chắc và đầy sức sống. Yoga cũng góp phần giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, từ đó đẩy lùi các nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Yoga cũng giúp đào thải các độc tố trong cơ thể, điều tiết tuyễn bã nhờn giúp giảm mụn nhọt đáng kể.
Cải thiện chức năng sinh lý: Yoga giúp cho chuyện chăn gối của của nam và nữ giới được cải thiện và thăng hoa hơn. Đối với phụ nữ, khi luyện tập bài Mula Bandha sẽ khiến cho các vùng cơ nhạy cảm từ xương mu cho tới xương cụt săn chắc dẻo dai, từ đó tăng ham muốn và dễ dàng đạt được cực khoái hơn. Bài tập này cũng giúp nam giới kéo dài được thời gian “lâm trận”, khiến đời sống tình dục trở nên sung mãn hơn.
Tập Yoga như thế nào mới đúng phương pháp:
Những nguyên tắc dưới đây sẽ rất có ích nếu như bạn đang quan tâm và muốn theo đuổi phương pháp luyện tập này:
Thư giãn đúng cách: Tập luyện yoga, bạn nên thư giãn hoàn toàn để có thể thả lỏng toàn bộ cơ thể, cho tâm hồn thư thái và thoải mái.
Kiên trì và nhẫn nại: Khi mới làm quen với yoga, chắc chắn cơ thể bạn chưa được dẻo dai như những người luyện tập lâu năm. Bạn nên có sự kiên trì, nhẫn nại và luyện tập chăm chỉ hợp lý để có thể theo đuổi môn thể thao này tới cùng.
Nhất định phải dùng thảm tập yoga: Đây là một vật dụng không thể nào thiếu, đặc biệt với những người mới làm quen với yoga. Những tấm thảm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc giữ thăng bằng, hạn chế trơn trượt và giảm thiểu tối đa những tổn thương khi tập luyện.
Khởi động kỹ và đúng cách: Dành ra 15 phút trước mỗi buổi tập để khởi động, xoay các cơ thật kỹ lưỡng. Nó có tác dụng rất lớn quyết định hiệu quả và chất lượng buổi tập đồng thời đảm bảo an toàn cho bạn, tránh những trấn thương không đáng có.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn hợp lý, kết hợp yoga đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, vóc dáng và tinh thần một cách hoàn hảo nhất.
Suy nghĩ tích cực: Điều này giúp cho bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng tới cảm xúc, lý trí. Làm được điều đó, việc luyện tập yoga cũng nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hít thở đúng cách: Hơi thở có vai trò quan trọng trong yoga. Thở đúng cách tức là thở sâu, đều, sử dụng tất thảy các bộ phận của phổi để lấy oxy vào cơ thể…